• Loa Rời

    KTS SPEAKER chuyên Sỉ - Lẻ Loa Rời và các thành phần mạch phân tần chia tần số cho loa thùng

  • Phụ Kiện

    Phụ kiện lắp ráp thùng loa nghe nhạc - Karaoke từ A-Z

  • KTS SPEAKER

    Chuyên Loa Rời và Phụ kiện - Bán buôn bán lẻ, chuyển hàng toàn Quốc

Có nên chọn mua thùng loa toàn dải cho gia đình


Có nên chọn mua thùng loa toàn dải cho gia đình 

Đối với những cộng đồng chơi Audio ở nước ta thì có rất nhiều người ưa chuộng loa toàn dải bởi tính gọn, thẩm mỹ cao, chất âm hay. Sẽ có nhiều người thắc mắc có nên mua thùng loa toàn dải cho gia đình hay không? Sau đây KTS Speaker xin giải đáp thắc mắc này. 

Khái niệm về loa toàn dải 

Loa toàn dải là gôm một loa đảm nhiệm cả ba dải tần số cao, trung và thấp. Ta có thể thấy các loa toàn dải ở các thiết bị như radio, cassette hoặc các thiết bị chỉ dùng một củ loa để tái tạo âm thanh.


Điểm đặc biệt nhất trong dòng loa toàn dải chính là cục nam châm. Việc sản xuất ra cục nam châm cho loa toàn dải đòi hỏi kỹ thuật cao kèm chi phí sản xuất lơn. Chính vì vậy mà loa toàn dải không phổ thông như các dòng loa khác và cũng chỉ được các hãng lớn trong ngành âm thanh sản xuất.
Mỗi một thùng loa sẽ có các ưu nhược điểm khác nhau. Với các thùng loa toàn dải nhỏ thì chi phí thấp nhưng sẽ hạn chế ở số đường tiếng, độ trầm và độ nhạy. Với các dòng toàn dải thùng loa to như loa kèn, loa đa hướng, loa cột thị lại chiếm nhiều diện tích hơn và chi phí cao hơn.

Các ưu điểm của loa toàn dải

  • Loa toàn dải cho âm thanh nghe nhạc khá tốt nếu so với dòng loa cột nhiều đường tiếng.
  • Loa có độ nhậy cao vì màng loa được làm bằng giấy, loa không dùng cách linh kiện LCR nên tín hiệu sẽ cực ổn định.
  • Dễ dàng phối với amply công suất nhỏ.
  • Loa toàn dải sẽ không bị phụ thuộc vào các phụ kiện như phân tần, tụ, cuộn cảm.

Những nhược điểm của loa toàn dải

  • Dải tần loa toàn dải khá hẹp, chính vì chỉ sử dụng một củ loa cho toàn bộ âm bass, mid, treble nên dải tần của loa khó đáp ứng được các bản nhạc mạnh, nhiều nhạc cụ.
  • Biên độ của loa toàn dải khá méo, có thể khắc phục bằng cách lắp thêm LCR, tuy nhiên như vậy lại làm giảm độ nhạy của loa.
  • Chọn amply để đạt công suất cho loa toàn dải thì dễ nhưng để phát ra được âm thanh hay thì loa toàn dải khá kén.

Nguyên nhân amply bị ù rè và cách khắc phục


Nguyên nhân amply bị ù rè và cách khắc phục 

Với những người chơi audio thì âm nhạc được coi là phương tiện để giải trí và thưởng thức trong cuộc sống. Sẽ không còn gì phiền toái hơn khi âm thanh bản nhạc bị phát ra tiếng ù rè. Vậy nguyên nhân amply bị ù rè và cách khắc phục tình trạng này như nào? Mời các bạn cùng KTS Speaker tìm hiểu nhé. 

Những nguyên nhân kiến amply dễ bị ù rè 

Những nguyên nhân dễ làm amply bị ù rè như bạn đặt amply ở một nơi có nhiều từ trường. Việc có từ trường cũng sẽ ảnh hưởng nhiều và dễ làm amply ù rè. Cách khắc phục trong trường hợp này rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt amply ra nơi khác có nguồn điện sạch sẽ, ổn định là được.

Đặt dây loa cạnh amply cũng sẽ kiến amply bị rè, bởi dây loa có tác dụng trở kháng làm giảm tín hiệu âm thanh của amply. Vì vậy nên bạn cũng cần đặt dây loa phù hợp, tránh tiếp xúc trực tiếp với amply

Nếu amply bị rè, bạn cũng có thể nối đất cho amply bằng cách sử dụng dây điện nối với ốc vít ở vỏ ngoài của amply rồi nối với cọc sắt được chôn dưới đất. Phương pháp này rất hiệu quả, vừa làm amply không bị rè lại bảo vệ cho các thiết bị điện và an toàn cho người sử dụng.

Phía trên là một vài nguyên nhân cơ bản dễ khiến amply bị ù rè và cách khắc phục hiệu quả. Nếu bạn có thêm ý kiến đóng góp nào có thể chia sẻ đến cho KTS Speaker nhé. Quý khách có nhu cầu mua các thiết bị âm thanh, phụ kiện, củ loa rời xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ và hotline cuối trang web.

Hi-End audio là gì? Sự khác nhau giữa âm thanh Hi-End và Hi-Fi


Hi-End audio là gì? Sự khác nhau giữa âm thanh Hi-End và Hi-Fi

Xã hội càng phát triển thì những nhu cầu về âm thanh của con người càng tăng lên. Mục đích của những nhà sản xuất âm thanh là luôn tạo ra những bộ audio có thể tái hiện lại những bản nhạc mà người nghe có cảm giác như đang hiện hữu cả một ban nhạc bên cạnh bạn. Vậy Hi-End audio là gì? Sự khác nhau giữa âm thanh Hi-End với Hi-Fi như thế nào? Mời các bạn cùng KTS Speaker tìm hiểu nhé.

Hi–Fi là gì?

Hi–Fi là từ viết tắt của high fidnlity, tức có nghĩa là độc chân thực cao. Có nghĩa là âm thanh Hi Fi sẽ có độ chân thực cao, không bị méo âm, không lẫn tạp âm, nghe sống động và giống hệt với âm thanh gốc lúc thu âm.

Những âm thanh được thu vào từ các thiết bị như micro, cục đẩy công suất, loa karaoke, đầu đĩa... sẽ ít nhiều bị biển đổi, làm giảm đi chất lượng của âm thanh gốc ban đầu. Vì vậy mà người ta sử dụng âm thanh Hi-Fi để có thể đánh giá độ chân thực mà âm thanh mang lại. Hi-Fi càng cao thì có nghĩa là bộ âm thanh đó càng chân thực và giống với bản gốc.

Hi-End là gì?

Hi-End audio được biết đến như một loại chất lượng cao cấp và đặt tiền. Nói đơn giản hơn, Hi-End là một dàn âm thanh cao cấp mà khi ngươi dùng sử dụng sẽ không phải tinh chỉnh nhiều. Đem lại cảm giác như có cả một ban nhạc đang ngồi chơi trước mặt bạn vậy. Hi-End có thể nghe được nhiều thể loại nhạc hơn Hi-Fi và người dung cũng ít phải quan tâm hơn các yếu tố chứ mật độ âm thanh, tần số, nguồn âm, độ tương thích của các thiết bị âm thanh...

Có nhiều người suy nghĩ Hi-End là những loại thiết bị rất phức tạp với nhiều tính năng vượt trội nên giá cũng sẽ cao ngất ngưởng. Tuy nhiên hệ thống Hi-End lại không liên quan đến điều đó, thực tế còn có những bộ âm thanh Hi-End còn rẻ hơn cả Hi-Fi. Điều mà Hi-End muốn hướng tới người chơi audio chỉ đơn giản là mang lại một chất lượng âm thanh nhạc cụ sống động như người nghe trực tiếp thôi.